Giải đáp chuyên gia

CHUYỂN TIỀN MUA NHÀ Ở NƯỚC NGOÀI

Có nhiều cách để chuyển tiền ra nước ngoài hợp pháp với hạn mức cao đủ để mua nhà. Gồm có:
  1. Chuyển tiền CHO TẶNG, chuyển TÀI SẢN/ THU NHẬP HỢP PHÁP ra nước ngoài dành cho người Việt Nam không cư trú, người nước ngoài (Nguồn tiền từ cho tặng tài sản, đầu tư kinh doanh, ...)
  2. Chuyển tiền định cư
  3. Chuyển tiền trợ cấp thân nhân
  4. ...

CHUYỂN TÀI SẢN/THU NHẬP HỢP PHÁP (TỪ CHO TẶNG) RA NƯỚC NGOÀI

Con gái tôi đang sở hữu Visa làm việc/Work Permit (trên 1 năm) và đang làm việc ở nước ngoài, vậy tôi có thể chuyển tiền cho con tôi mua nhà ở nước ngoài được không?
Trả lời: Trường hợp này Anh/Chị thực hiện thủ tục cho tặng tài sản (Tiền tiết kiệm/ Tiền bán bất động sản, ...) cho con gái và con gái sẽ là người chuyển tiền/hoặc ủy quyền chuyển tiền sang nước ngoài theo mục đích chuyển thu nhập hợp pháp ra nước ngoài (Dành cho người Việt Nam không cư trú: Có mặt ở Việt Nam dưới 183 ngày trong 12 tháng tính đến thời điểm thực hiện chuyển tiền).
Hạn mức: Theo tổng tài sản cho tặng.
Chứng minh nguồn gốc số tiền: Từ sổ tiết kiệm (Tối thiểu 30 ngày), từ bán bất động sản (Hợp đồng chuyển nhượng, thỏa thuận phân chia), từ giấy tờ có giá như trái phiếu, ...
Lưu ý: Đối với Visa định cư cũng sẽ áp dụng theo cách này.

CHUYỂN TIỀN KHI ĐÃ ĐỊNH CƯ NƯỚC NGOÀI

Vợ chồng tôi đã có Quốc tịch nước ngoài và Bố Mẹ ở Việt Nam muốn cho tiền chúng tôi mua nhà thì phải làm sao?
Trả lời: Trường hợp này Bố Mẹ Anh/Chị thực hiện thủ tục cho tặng tài sản (Tiền tiết kiệm/ Tiền bán bất động sản, ...) cho Anh/Chị và Anh/Chị sẽ là người chuyển tiền/hoặc ủy quyền chuyển tiền sang nước ngoài theo mục đích chuyển thu nhập hợp pháp ra nước ngoài (Dành cho người nước ngoài).
Hạn mức: Theo tổng tài sản cho tặng.
Chứng minh nguồn gốc số tiền: Từ sổ tiết kiệm (Tối thiểu 30 ngày), từ bán bất động sản (Hợp đồng chuyển nhượng, thỏa thuận phân chia), từ giấy tờ có giá như trái phiếu (Tối thiểu 30 ngày), ...

HẠN MỨC CHUYỂN TIỀN TRỢ CẤP/ DU LỊCH/ SINH HOẠT PHÍ DU HỌC LÀ BAO NHIÊU?

Trả lời: Theo quy định mới nhất của thông tư 20/2022/NHNN thì hạn mức sẽ theo GDP bình quân đầu người tại từng quốc gia, số liệu do World Bank công bố. Ví dụ: Tại Tháng 10/2023, hạn mức chuyển tiền trợ cấp/du lịch/ sinh hoạt phí du học (không có thông báo phí) qua các nước là:
+ Mỹ: 76,398 USD/người/năm
+ Australia: 64,491 USD/người/năm tương đương 100,053 AUD
+ New Zealand: 48,249 USD/người/năm tương đương 80,074 NZD
+ Canada: 54,966 USD/người/năm tương đương 74,469 CAD
+ Anh Quốc: 45,850 USD/người/năm tương đương 35,569 GBP
+ Hy Lạp: 20,732 USD/người/năm tương đương 19,489 EUR
+ Nhật Bản: 33,815 USD/người/năm tương đương 5,051,979 JPY
+ Singapore: 82,807 USD/người/năm, tương đương 113,199 SGD

 

TÀI SẢN HÌNH THÀNH SAU KHI CÓ GIẤY PHÉP ĐỊNH CƯ THÌ CÓ CHUYỂN ĐƯỢC KHÔNG?

Trả lời: Theo quy định, khi chuyển tiền định cư, tài sản phải được hình thành trước khi có giấy phép định cư. Trường hợp tài sản hình thành sau khi có giấy phép định cư thì Anh/Chị phải đợi đến khi thỏa điều kiện là người Việt Nam không cư trú, lúc đó sẽ chuyển tiền theo hình thức chuyển tài sản/thu nhập hợp pháp ra nước ngoài dành cho người Việt Nam không cư trú (Có mặt ở Việt Nam dưới 183 ngày trong 12 tháng tính đến thời điểm thực hiện chuyển tiền)

CHUYỂN TIỀN KHI CHƯA CÓ SỐ TÀI KHOẢN

Trường hợp Anh/Chị muốn chuyển tiền định cư/ chuyển tiền du lịch/ chuyển tiền trợ cấp thân nhân ... nhưng người thụ hưởng chưa có số tài khoản thì phải làm sao?
 
Trả lời:
Trường hợp người nhận dưới 18 tuổi: Có thể thực hiện chuyển tiền vào tài khoản của thân nhân/người đại diện theo pháp luật. (Cung cấp giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân, quan hệ người đại diện theo pháp luật của người hưởng và người nhận thay).
Cung cấp giấy phép cư trú tại nước ngoài còn hiệu lực của chủ tài khoản/
các đồng chủ tài khoản nhận hộ.
Trường hợp người nhận đủ từ 18 tuổi:. Nếu chưa mở và sử dụng tài khoản riêng thì có thể chuyển tiền vào tài khoản của thân nhân. (Cung cấp giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người hưởng và người nhận thay).